Phong thủy Lạc Việt

Vật phẩm trang trí

Tượng Thiềm Thừ 0002

Mã SP: COC-T-0002
500.000đ

Tượng thiềm thừ ngậm tiền được sử dụng trong Địa lý, Phong Thủy Lạc Việt như một linh vật nhằm chống lại tất cả các tương tác xấu từ bên ngoài đến chủ sở hữu. 

Hotline: 097 227 0089
    • Chất liệu: Bột đá đúc khuôn
    • Đặc điểm: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều kiểu dáng, nhưng đặc điểm của tượng Thiềm Thừ gốc chuẩn là phải có hình Âm Dương Lạc Việt trên đầu.
    • Vị trí đặt chuẩn Phong thuỷ: Chuyên gia sẽ tư vấn miễn phí khi mua sản phẩm

    Thiềm Thừ (hay còn được nhiều người tìm kiếm với các tên gọi khác như: cụ Khiết, cóc thiềm thừ, cóc phong thuỷ, cóc tài lộc,...). Dù là cách gọi nào thì đây vẫn vốn là một linh vật thuộc nền văn minh Văn Lang, Văn hiến Lạc Việt, một thời huyền vĩ ở miền nam sông Dương tử.

    Xuyên suốt bài viết này, chúng tôi sẽ sử dụng tên mà mọi người thường gọi nhất là Thiềm Thừ. Tuy nhiên, tại Phong Thuỷ Lạc Việt, các chuyên gia thường sử dụng tên "Cụ Khiết".

     Địa lý, Phong thuỷ Lạc Việt Nguyễn Vũ Tuấn Anh chia sẻ: 

    "Chúng tôi đã sử dụng từ gần 20 năm nay và xác định một bức xạ rất mạnh từ miệng Ông Thiềm Thừ. Chính những bức xạ này sẽ làm giảm thiểu những rủi ro đến với các bạn. Đặc biệt, Thiềm Thừ chuẩn phong thuỷ của Phong thủy Lạc Việt không bao giờ ngậm đồng tiền và phải có biểu tượng âm dương Lạc Việt trên đầu. 

    Đây là biểu tượng của tài lộc và yên lành, là linh vật phẩm may mắn trong công việc làm ăn, sự bình an cho gia đạo. Nên mọi người thường hay dùng để biến xấu thành tốt trong phong thủy nhà cửa, hoặc để tặng bà con, bạn bè thân hữu khi có dịp hỷ sự."

    Tác dụng của Thiềm Thừ phong thuỷ

    • Gia đạo bình an
    • Tránh tiểu nhân
    • Chiêu tài
    • Giúp gia chủ ngăn chặn các vận xấu liên quan đến việc thất thoát tiền bạc. Nếu bạn đang đối đầu với các vấn đề về tài chính, việc có một cụ Thiềm Thừ trong nhà là điều nên có. Cụ có sức mạnh độc đáo đầy quyền năng, nó có thể giúp bạn giải quyết hầu hết các vấn đề, không chỉ về tiền bạc mà còn giúp hóa giải những năng lượng xấu mà bạn phải đối mặt trong cuộc sống.

    Ví dụ:

    Một người nào đó ghét bạn, nhưng bạn có Ông Thiềm Thừ để bảo trợ cho bạn, những bức xạ phóng ra từ miệng ông Thiềm Thừ phong thuỷ này sẽ giúp tác động tới người đó nhìn nhận lại và sẽ giảm mức độ xung khắc với bạn. Những hành vi làm tổn hại tới bạn thì bức xạ từ miệng Ông Thiềm Thừ sẽ làm giảm đi.

    Trên thực tế ứng dụng Ông Thiềm Thừ trong Địa lý, nhiều thân chủ bị những lực lượng đòi nợ tới nhằm mục đích siết của cải và đồ đạc đều lặng lẽ thương lượng với chủ nhà và rút đi nhẹ nhàng. (Thực tế đã có trường hợp gia chủ gặp khó khăn tới cầu cứu, Địa lý Phong thuỷ Lạc Việt đã tư vấn cho gia chủ đặt Cụ Thiềm Thừ 3 chân, sau đó gia chủ đàm phán nợ tới 300 tỷ rất nhẹ nhàng).

    Ngược lại, Ông Thiềm Thừ cũng có tác dụng đòi nợ giúp bạn, nhưng phải kết hợp với vài nghi lễ "tâm linh huyền bí".

    Cách đặt ông Cóc đúng phong thuỷ

    • Linh vật này có thể đặt ở bàn thờ ông Địa hoặc trên mặt két tiền và một số vị trí cụ thể khác (tuỳ trường hợp).
    • Nhưng lưu ý, khi đặt mặt cụ phải hướng ra ngoài cửa.

    Trong ngôi gia của Nhà nghiên cứu Thiên Sứ, sử dụng đến 7 cụ Thiềm Thừ. Đây là cụ Thiềm Thừ trấn môn.

    Ứng dụng ông Thiềm Thừ của Địa lý, Phong thuỷ Lạc Việt là vật phẩm trang trí, hơi khác với ứng dụng phổ biến hiện nay:

    • Phải rút đồng tiền ra.
    • Không được để Ông Thiềm Thừ quá cao so với thắt lưng người sử dụng.

    Bức xạ từ miệng Cụ Khiết đã được kiểm chứng bằng máy đo cảm xạ RFI của nhà nghiên cứu Dư Quang Châu.

    Tác dụng của Ông Thiềm Thừ Lạc Việt đã được chứng nghiệm thực ra trên hầu hết những người sử dụng. Các bạn có thể yên tâm thỉnh Ông Thiềm Thừ (Cụ Khiết) của cửa hàng Địa Lý Lạc Việt để sử dụng. 

     

    • Fanpage:https://www.facebook.com/PhongThuyLacViet
    • Địa chỉ: 57 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
    • Tp. Hồ Chí Minh: 06 đường 06,khu phố 05, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức
    • Hotline: 097 227 0089
     

     


    Truyền thuyết Thiềm Thừ 

    Nếu tìm kiếm trên Google các từ khoá như: sự tích thiềm thừ, sự tích cóc 3 chân, sự tích cóc thiềm thừ, sự tích cóc ngậm đồng tiền hay truyền thuyết cóc ba chân,... Bạn sẽ thấy hàng triệu kết quả nhưng hầu hết đều không lý giải sâu.

    Bài phân tích dưới đây, không những làm sáng tỏ ý nghĩa thiềm thừ mà còn chứng minh Cóc Thiềm Thừ chính là di sản của người Việt thay vì dân gian lưu truyền và nhầm tưởng là của người Tàu. 

    Tính minh triết Việt qua biểu tượng Ông Khiết

    Đã từ lâu, nhà nghiên cứu Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh, tác giả của nhiều tác phẩm nghiên cứu về cổ sử và văn hóa truyền thống Việt, đã phát hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa những câu thành ngữ lưu truyền trong dân gian Việt Nam, những giá trị văn hóa phi vật thể của nền văn hiến Việt với hình tượng "Ông Khiết" (nhà nghiên cứu thường sử dụng từ Ông Khiết, Cụ Khiết thay cho tên gọi Thiềm Thừ).

    Di sản khảo cổ

    Trong 5000 lịch sử Việt, hình tượng Ông Khiết luôn gắn bó với nền văn hóa truyền thống Việt. Chúng ta có thể bắt gặp ngay hình ảnh ông Khiết trong nền văn hiến Việt qua những di sản khảo cổ từ hàng ngàn năm trước.

    Hình cóc trên trống đồng Đông Sơn
    Hình tượng cóc trên Trống đồng Đông Sơn

    Những hình ảnh cóc trên di vật khảo cổ của người Việt đã làm thế giới phải ngạc nhiên và thú vị trước một nền văn minh và kỹ thuật phát triển thể hiện một đỉnh cao, không những trong kỹ thuật đúc đồng mà ngay cả trong nghệ thuật khắc nổi và hình họa. Những chi tiết trên trống đồng phản ánh một hình thái ý thức xã hội với chiều sâu văn hóa, xác định một nền văn minh Văn Lang rực rỡ của Việt tộc.

    Đã có nhiều học giả có những cách lý giải khác nhau về con Cóc trong các nghiên cứu của họ. 

    • Có thuyết cho rằng Cóc là biểu tượng cho tình trạng thời tiết trong mùa màng thuộc nền văn minh nông nghiệp, như “Cóc nghiến răng thì trời sẽ mưa”.
    • Những hình ảnh Cóc trên trống đồng xuất hiện rất thường xuyên trong các di vật khảo cổ và người ta càng khó hiểu khi có những hình tượng Cóc giao hoan, không những giữa hai cá thể mà những ba cá thể (!). Nhiều học giả có ý kiến cho đó là biểu trưng cho tín ngưỡng phồn thực cổ xưa của văn hóa Việt!?

    Văn học dân gian

    Không chỉ ở những di vật khảo cổ xác định hình tượng Ông Khiết đã tồn tại từ lâu trong nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, mà hình tượng này còn tồn tại trong văn hóa truyền thống dân gian Việt Nam cho đến tận bây giờ. Những chuyện liên quan đến Cóc là nhân vật chính có thể kể đến như: Chuyện Trê Cóc, Cóc kiện trời, Thầy đồ Cóc,...

    Trong văn học dân gian Việt có thể nói ông Cóc có một vị trí đặc biệt được tôn trọng:

    "Con cóc là cậu ông trời.

    Ai mà đánh nó thì trời đánh cho"

    Cóc kiện trời là một câu chuyện cổ tích Việt Nam. Chuyện giải thích một hiện tượng thiên nhiên là sau khi cóc nghiến răng thì trời mưa. Truyện đề cao sự đoàn kết, chính nghĩa. 

    Ông Trời - Thượng Đế, người cai quản cả vũ trụ mà nhân loại phải kính trọng, nhưng cóc lại còn là "Cậu ông Trời" thì đủ hiểu cóc có địa vị như thế nào. Không những thế, cóc còn là thầy dậy, là sự truyền đạt văn hóa và chỉ mình Cóc làm được chuyện này.

    Lão Oa độc giảng (Thầy Đồ Cóc)
    Tranh dân gian làng Đông Hồ: Lão Oa độc giảng (Thầy đồ Cóc)

    Ông Trời chính là biểu tượng của sức mạnh vũ trụ, cóc là Cậu ông Trời và là độc quyền giảng dậy, truyền đạt văn hóa. Phải chăng con cóc là hình tượng muốn gợi mở một suy nghiệm liên quan đến những bí ẩn vũ trụ được ẩn chứa trong nền văn minh Khoa Đẩu - đó là loại chữ hình con nòng nọc - con của cóc.

    Ngoài ra, chúng ta còn có một trong bốn bộ tranh tứ quý làng tranh Đông Hồ của nền Văn Hiến Việt. Và theo nhà nghiên cứu Thiên Sứ, thì 4 bé tứ quý này nằm ở các phương vị Hà Đồ sau:

    Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt với 4 bé tứ quý
    4 bé tứ quý với Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt
    • Bé ôm vịt: thuộc phương Bắc, hành Thuỷ nên được xem là Phú Quý.
    • Bé ôm cóc: thuộc phương Đông, hành Mộc nên được xem là Nhân Nghĩa.
    • Bé ôm gà: thuộc phương Nam, hành Hoả nên được xem là Vinh Hoa.
    • Bé ôm rùa: thuộc phương Tây, hành Kim nên được xem là Lễ Trí. 

    Cóc ở phương Đông còn là biểu tượng của mưa, sấm sét. Tượng quẻ Chấn trong Kinh Dịch, vì thế nên có hiện tượng cóc nghiến răng thì trời mưa.

    Quẻ Chấn tranh bé ôm cóc
    Bé ôm Cóc với quẻ Chấn trong Kinh Dịch

    Tóm lại, từ hình ảnh ông Cóc được tạc trên trống đồng, hay vẽ trên tranh dân gian đều chính là sản phẩm tri thức của nền văn minh lúa nước.

    Ca dao tục ngữ Việt Nam

    Trong ca dao tục ngữ Việt, còn những câu thành ngữ liên quan đến ông Cóc và đặc biệt là Ông Khiết (một biểu tượng cách điệu của con Cóc) một cách kỳ lạ. 

    • Có lẽ hầu hết người Việt Nam khi bước vào đời, trước những khó khăn của cuộc sống đầy bon chen, sát phạt, thì thường tự an ủi với câu thành ngữ rất phổ biến "ngậm miệng ăn tiền". 
    • Hoặc như trước những bất công xã hội, những sự ức chế thì ông cha ta cũng thường nói "Cóc cũng phải mở miệng".
    • Hay trong đời thường, trước những khó khăn không thể vượt qua, người ta thường thách đố nhau: "Đợi đến cóc mọc râu" mới làm được việc đó.
    Cóc ngậm miệng ăn tiền

    "Ngậm miệng ăn tiền" - Một câu thành ngữ độc đáo của nền văn hóa dân gian Việt. 

    Các nhà nghiên cứu, phê bình cho rằng câu thành ngữ này có một nội dung ích kỷ, thiếu tính đấu tranh, chỉ biết lợi cho mình,… Ý nói về những người im lặng, làm ngơ (trước việc trái với lẽ phải) để trục lợi hoặc để khỏi ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân.

    Cóc ngậm miệng ăn tiền
    Hình ảnh cụ Khiết ngậm đồng tiền

     

    Thực tế, thế gian này chẳng ai có thể ngậm miệng ăn tiền cả. Câu thành ngữ "Ngậm miệng ăn tiền" chỉ mang tính hình tượng, nhằm miêu tả một nội dung khác. Hàng ngàn năm đã trôi qua, kể từ khi nền văn minh Khoa Đẩu của Việt tộc sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử, hình tượng Ông Khiết "ngậm miệng ăn tiền" vì có khả năng "mang tiền về cho thân chủ". Cho nên mãi mãi lưu truyền đến ngày nay. Điều này đã hàm chứa sự gìn giữ những bí ẩn của nền văn minh Khoa Đẩu.

    • Hình tượng Ông Khiết nguyên thủy thì đồng tiền trong miệng có thể tháo rời ra được. Nhưng ngày nay, để tiện vận chuyển và sản xuất, người ta đã hàn dính đồng tiền vào miệng Ông Thiềm Thừ, hoặc đúc dính liền đồng tiền và mình Ông Khiết thành một khối.
    • Tuy nhiên, vẫn còn có những nơi làm hình tượng này theo đúng truyền thống, họ không đúc liền đồng tiền vào miệng Ông Khiết. Và điều này lại liên quan một cách kỳ lạ đến câu thành ngữ "Cóc mở miệng".
    Cóc mở miệng

    Câu thành ngữ lưu truyền trong dân gian Việt Nam này có nội dung nói đến những chuyện hy hữu, bất khả kháng. Cả đời, hiếm khi ai nghe được tiếng Cóc. Có đánh chết, cóc cũng im, không một tiếng kêu. Các cụ gọi là "gan cóc Tía". Nhưng với hình tượng Ông Khiết này, nếu rút đồng tiền ra khỏi miệng cóc thì ta thấy ngay hình tượng "Cóc mở miệng".

    Cóc mở miệng
    Hình ảnh ông Cóc mở miệng

    Chính vì mối liên hệ chặt chẽ giữa hình tượng của Ông Thiềm Thừ và những câu thành ngữ trong văn hóa dân gian Việt, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã tiến hành dùng con lắc cảm xạ kiểm tra và phát hiện ở miệng Ông Thiềm Thừ:

    • Khi bỏ đồng tiền ra, có một hiệu ứng bức xạ rất mạnh. 
    • Khi để đồng tiền trở lại vào miệng Ông Khiết thì hiện tượng bức xạ yếu hẳn. 

    Hiện tượng "Cóc mở miệng" nói lên điều gì? Nó là mô tả những điều gần như không tưởng trở thành có thể.

    Cóc mọc râu

    Trong thành ngữ dân gian Việt Nam còn có câu "Bao giờ cóc mọc râu". Một câu thành ngữ có tính ví von một cách hình tượng, so sánh với những việc gần như không tưởng. Cóc thì chẳng bao giờ mọc râu cả, vậy thì những việc làm sẽ chẳng bao giờ thành công được ví như chờ đến khi "cóc mọc râu" vậy.

    Cóc mọc râu
    Hai bên mép ông Khiết có 2 sợi râu

    “Cóc mọc râu” đúng cả nghĩa đen với hình tượng Ông Cóc. Chính hình tượng Ông Cóc 3 chân này muốn nhắc nhở hậu thế rằng: Những điều không tưởng vẫn có khả năng trở thành hiện thực.

    • Hơn hai ngàn năm đã trôi qua, kể từ khi nền văn hiến huyền vĩ Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử, ông Khiết đã "Ngậm miệng ăn tiền". Đến nay, Ông Khiết đã mở miệng và thể hiện những điều mà trước đây gần như không tưởng, đó là "Cóc mọc râu".
    • Qua hình tượng Ông Khiết và sự trùng hợp đầy bí ẩn với những giá trị văn hóa truyền thống Việt, thể hiện ở ca dao, thành ngữ,...đã xác định một nền văn hiến huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử (nền văn minh Khoa Đẩu - đã sở hữu một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước). Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. 

    ông Cóc Thiềm Thừ (dân gian còn gọi là "Con cóc Tàu") thực chất là di sản Việt còn lại ở miền Nam sông Dương Tử, sau hàng ngàn năm Bắc thuộc và Hán hóa.

    Ông Thiềm Thừ phong thuỷ và thuyết Âm Dương ngũ hành

    Các bạn có thể quan sát lại hình ảnh tượng Thiềm Thừ đã trình bày ở nội dung phía trước, trên đầu ông Thiềm Thừ 3 chân chuẩn luôn đội Âm Dương. Điều này cho thấy hình tượng Ông Thiềm Thừ có mối liên hệ chặt chẽ với thuyết Âm Dương Ngũ hành. 

    Hình tượng này phải là một sự lựa chọn liên quan mật thiết đến học thuyết này. Nếu chúng ta có thể cách điệu hóa hình tượng ông Thiềm Thừ ba chân này thành hình Kỷ Hà thì sẽ có:

    • Hình tam giác cho thân ông Khiết với đỉnh ở miệng Ông Khiết
    • Và một hình tam giác khác có đỉnh là chân sau ông Khiết. 

    Và đây chính là biểu tượng của Do Thái giáo - một tôn giáo cổ xưa nhất của nhân loại và nay chính là lá cờ của quốc gia Israel. 

    Hình cờ Isreal
    Hình ảnh lá cờ Israel
    sao-6-canh-tuong-thanh-Jerusalem
    Sao 6 cánh trên tường thành Jerusalem

    Đồng thời, đây cũng chính là biểu tượng của đồ hình Hậu Thiên Lạc Việt với sự kết hợp hai quái Đoài Tốn và Cấn Chấn thành đồ hình tam âm, tam Dương. Xin xem hình minh họa dưới đây:

    Hậu thiên bát quái nguyên thuỷ
    Hình Hậu thiên bát quái nguyên thuỷ kết hợp điên đảo dịch
    Tam giác bất dịch quái chân thiềm thừ
    Tam giác bất dịch quái tương đồng với hình tam giác của ông Khiết

    Không ai có thể phủ nhận sự liên quan giữa bát quái với Ngũ hành trong ứng dụng. Biểu tượng của ông Khiết liên quan đến Thuyết Âm Dương Ngũ hành là việc rất rõ ràng không cần phải bàn cãi, ít nhất với xoáy Âm Dương mà Ông Khiết mang trên đầu.

    Nhưng vấn đề cũng chưa dừng lại ở đấy, mà biểu tượng này còn liên quan mật thiết với những tri thức vũ trụ. Khi mà trên lưng Ông Khiết chính là hình tượng của chòm sao Đại Hùng Tinh (chòm sao Thiên cực Bắc) của bầu trời Thái Ất trong lý học Đông phương. Bạn đọc có thể so sánh hình dưới đây:

    Sao đại hùng và ông cóc
    Hình sao Thiên Cực Bắc và ông Khiết
    Sao Đại Hùng trên lưng cóc phong thuỷ
    Sao Đại Hùng trên lưng Cóc phong thuỷ

    Như vậy, chúng ta kết luận rằng Ông Thiềm Thừ 3 chân chính là biểu tượng hoàn hảo của nền văn minh Khoa Đẩu (Con của ông Thiềm Thừ chính là nòng nọc - Khoa Đẩu tự - văn tự chính thống của nền văn minh Lạc Việt), miêu tả một cách cô đọng nhất những nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành và một thực tại mà học thuyết này phản ánh. Đó chính là những quy luật vũ trụ tương tác với Địa cầu, mà chòm sao Thiên Cực Bắc chính là chòm sao định vị căn bản cho mọi sự vận động, tương tác đó.

    Hình tượng ông Thiềm Thừ còn xác định rằng: La bàn chính là sản phẩm có từ lâu trong nền văn minh cổ nhân loại và không phải do người Trung Quốc phát minh

     

     

    • Fanpage:https://www.facebook.com/PhongThuyLacViet
    • Địa chỉ: 57 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
    • Tp. Hồ Chí Minh: 06 đường 06,khu phố 05, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức
    • Hotline: 097 227 0089