Phong thủy Lạc Việt

Tin tức & sự kiện

Phòng chống SARS-CoV-2 bằng phương pháp dân gian (Chuyên gia chia sẻ)

Mới đây, Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chiến thắng đại dịch COVID-19.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc và yêu cầu cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng phải tập trung cao độ cho phòng chống dịch. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu: “Tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, khu phố nào ở khu phố đó, nhà nào ở nhà đó” ít nhất trong vòng 15 ngày để tránh lây nhiễm.

Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2 (tiếng Anh: Severe acute respiratory syndrome corona virus 2), trước đây có tên là virus corona mới 2019 (2019-nCoV) và cũng được gọi là virus corona ở người 2019 (HCoV-19 hoặc hCoV-19), là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019 (COVID-19).

Nó xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng, sau đó trở thành một đại dịch toàn cầu. Vào ngày 12 tháng 01 năm 2020, nó được Tổ chức Y tế Thế giới gọi tên là 2019-nCoV, dựa trên một phương thức đặt tên cho virus corona mới.

Đến ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) quyết định đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2 khi họ phân tích rằng nó cùng loài với virus SARS từng gây ra đại dịch năm 2003 nhưng là một chủng khác của loài.

Đây là loại virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh khiến người xung quanh bị phơi nhiễm như việc:

  • Ho, hắt hơi hay bắt tay với người bệnh 
  • Chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt.
  • Xử lý các chất thải của người bệnh.

Ông cha ta từ bao đời nay vẫn thường sử dụng những phương pháp dân gian để phòng bệnh cực kì hiệu quả. Bên dưới là 6 cách đơn giản nhất mà Phong thuỷ Lạc Việt tổng hợp từ chia sẻ của Chuyên gia Phong thuỷ Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương), bạn có thể tham khảo thêm áp dụng để bảo vệ sức khoẻ của bản thân bên cạnh những hướng dẫn của Bộ y tế.

Sử dụng Gừng 

Gừng (tên khoa học là Zingiber officinale, tên gọi khác là sinh khương, can khương, bạch khương hay hắc khương -  tùy theo dạng khô hay tươi, màu trắng hay đen) là một loại thảo dược có vị cay, tính ấm, thơm có tác dụng kháng sinh cực kì tốt. 

  • Trong phong thuỷ, các thầy Địa Lý khi vào những nơi nhiều Âm khí đều ngậm lát gừng bởi nó giúp tăng nhiệt và chống tà khí xâm nhập vào người. 

Một ly trà gừng (nếu không có trà thì sử dụng nước ấm) thêm chút mật ong đúng cách sẽ là hỗn hợp kháng sinh cực mạnh giúp đánh bay virus cảm cúm cũng như phòng ngừa căn bệnh này. 

Trà gừng

Hướng dẫn:

  • Gừng tươi cạo sạch vỏ, thái lát mỏng hoặc đập dập.
  • Cho gừng tươi vào cốc, đổ nước vừa đun sôi và ngâm 5-10 phút để gừng ngấm nước.
  • Cho 1 muỗng cafe mật ong vào, hòa đều lên và thưởng thức.

Sử dụng đều đặn mỗi buổi sáng.

Sử dụng Tỏi

Tỏi [tên khoa học là Allium sativum, tên gọi khác là Đại toán, Hom kía, Co sluốn (Thái), Sluôn (Tày)] là loại dược phẩm tự nhiên vị cay, tính ấm có tác dụng giải độc, sát khuẩn, chữa các bệnh do nhiễm khuẩn.

  • Từ nhiều ngàn năm trước, các tu sĩ Tây Tạng đã dùng tỏi như một vị thuốc chống mọi bệnh tật và tăng cường sức khỏe.
  • Một nghiên cứu thuộc trường đại học Western Australia đã chứng minh rằng ở nhóm đối tượng có sử dụng tỏi hàng ngày thì sự xuất hiện bệnh cúm thông thường thấp hơn so với nhóm không sử dụng tỏi.
  • Tại Việt Nam theo kinh nghiệm dân gian, tỏi có khả năng phòng chống các loại virus cúm hiệu quả. 

Tỏi chứa một hợp chất tên là alliin (axit amin hữu cơ). Khi tỏi được ép hoặc nhai, thì hợp chất này kết hợp với men allinase có trong tỏi chuyển thành allicin. Allicin là một sulfur hữu cơ có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. 

Vậy, sử dụng tỏi trong phòng bệnh do virus Corona chủng mới (2019-nCOV) có tác dụng không?

Mặc dù cho đến hiện tại, chưa có nghiên cứu cụ thể sử dụng tỏi trong trường hợp đối với bệnh COVID-19, tuy nhiên việc dùng tỏi để nâng cao sức đề kháng đường hô hấp hàng ngày, phòng cúm và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh là hoàn toàn hợp lý.

Hướng dẫn cách làm:

  • Tỏi mua về không cần gọt vỏ, chỉ cần cắt cuống.

sử dụng tỏi phòng bệnh

  • Chuẩn bị rượu trắng 
  • Bỏ chung tỏi & rượu vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó ngâm tối thiểu 3 ngày, càng lâu thì hạn sử dụng càng dài.

sử dụng tỏi phòng bệnh-1

  • Lọc lấy nước cốt

sử dụng tỏi phòng bệnh-2

  • Chiết vào các chai lọ có thể dùng được

sử dụng tỏi phòng bệnh-3

  • Để tiện sử dụng, bạn có thể chiết ra chai nhỏ hơn và mang theo người, nếu phải tiếp xúc với đám đông và lâu thời gian. Cứ 3 đến 4 tiếng, bạn nhỏ tỏi vào mũi một lần.

sử dụng tỏi phòng bệnh-4

  • Để bảo đảm hơn, trước khi nhỏ tỏi, bạn nên dùng dầu xoa mũi và hai tai.

Dầu gió xanh phòng bệnh

Đồng thời, bạn nên kết hợp làm vệ sinh mũi họng mỗi ngày bằng việc xúc xoang đơn giản. Lọ nhựa chuyên dụng & muối xúc xoang (pha 1 gói với nửa chai nước). Bạn có thể mua ở bất kì tiệm thuốc Tây nào.

phòng bệnh covid

Sử dụng Bồ kết

Bồ kết (tên khoa học Gleditsia) có vị cay, mặn, tính ôn dùng làm thuốc tiêu đờm, thông đại tiện, sát trùng.

Đốt bồ kết giúp làm ấm không khí, tăng sức đề kháng cho cơ thể, xông nhà diệt khuẩn là cách làm được lưu truyền từ nhiều đời nay.

  • Theo Phó GS.TS Bác sĩ Vũ Xuân Phú (Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương): bồ kết bản chất là loại thực vật có chứa tinh dầu. Trong những vùng dịch hoặc không khí ẩm mốc như hiện nay thì việc sử dụng các loại tinh dầu như bồ kết là rất hữu ích.
  • Theo GS.TS Bùi Công Hiển (Khoa sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội): để tạo ra hương thơm dễ chịu cho mũi họng những ngày trời lạnh, ẩm, có thể sử dụng bồ kết phơi khô, cây hương nhu, cây gỗ thơm, vỏ bưởi, bã mía… đốt tạo khói trong nhà.

Công dụng của bồ kết được các chuyên gia y tế công nhận nhưng cũng không vì thế mà quá chủ quan cho rằng đốt bồ kết trong nhà thì virus, vi khuẩn sẽ chết hết, không còn lo sợ dịch bệnh. 

Hướng dẫn sử dụng theo lương y Vũ Quốc Trung (hội viên Hội Đông y Việt Nam):

Sử dụng một lượng nhỏ bồ kết đốt lên rồi cho khói xông mũi, xông nhà.

  • Đối với những người khỏe mạnh: mỗi lần có thể dùng 3-4 quả.
  • Đối với trẻ nhỏ: mỗi lần chỉ nên sử dụng từ 1-2 quả.

bồ kết phòng bệnh

Chuyên gia phong thuỷ sử dụng xông bồ kết kèm trầm

Cần lưu ý, bồ kết đặc biệt cấm kị với các trường hợp sau:

  • Người đang ho ra máu, nôn ra máu.
  • Phụ nữ có thai.
  • Người mắc chứng hen suyễn.
  • Người cơ thể đang yếu hoặc đang đói.
  • Người bị dị ứng với tinh dầu bồ kết (vì nó rất dễ gây ra dị ứng, ngạt thở nguy hiểm cho tính mạng).
  • Người có tỳ vị yếu.
  • Người mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh dạ dày, tá tràng.

Sử dụng Chổi sể

Chổi sể (tên khoa học là Baeckea frutescens, tên gọi khác là chổi xuể, thanh hao, chổi trện) có công năng tán phong hàn, khai khiếu, giúp tiêu hoá, thông huyết mạch, sát khuẩn. 

Cây chổi sể

  • Theo tài liệu Bách khoa Y học 2010: Thân & cành của cây chổi sể thường dùng làm chổi hoặc cất dầu thơm để dùng trong y dược. Người ta thường dùng cây đốt xông khói hoặc nấu nước xông chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi.

Ngày xưa, khi có dịch bệnh, ông cha ta thường đốt một cây chổi sể và được giải thích truyền miệng rằng "Chổi sể để quét và xua đuổi quan Ôn". Cho đến nay, nó không còn là quan niệm mơ hồ mà các nghiên cứu khoa học đã chứng minh khi đốt chổi sể có tác dụng diệt trùng cực kì tốt.

Sử dụng Vôi

Vôi (tên khoa học là Canxi hydroxit, tên gọi khác là vôi tôi) là một hợp chất hoá học dạng tinh thể không màu hay bột màu trắng có tính sát khuẩn và khử trùng cao.

  • Theo quan niệm ông cha ta: "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi".

Muối mặn tượng trưng cho sự đậm đà, hòa thuận trong tình cảm gia đình, các mối quan hệ làm ăn tốt đẹp. Đồng thời muối là gia vị từ rất lâu đời không thể thiếu trong bếp của người Việt, nó biểu tượng của sự no đủ. 

Vôi cuối năm là để xây nhà, ăn trầu và dùng để rải 4 góc nhà đuổi tà ma. Mua vôi cũng là để quét lại căn nhà, tường cổng cho sạch sẽ, trắng tinh tươm, chuẩn bị đón năm mới.

Ông cha ta coi vôi là một phương tiện chống dịch. Vào những ngày Tết, khi dựng cây Nêu, ông cha ta vẫn vẽ bằng vôi một cái cung đang giương ra với mũi tên chĩa ra ngoài cổng, ngoài cửa để chống các loại trùng thường phát triển vào mùa Xuân. 

  • Theo các chuyên gia phong thuỷ, vôi được ứng dụng để xua đuổi Âm khí. 

Bình vôi trấn yểm ở trụ sở Công ty Vietronic và VP Chi nhánh Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương:

Sử dụng vôi phòng bệnh

Cây Bồ Đề trước nhà Chuyên gia Thiên Sứ và tất cả các chậu cây ở vỉa hè đều được quét vôi. Chuyên gia lý giả rằng dương khí của vôi sẽ góp sức ngăn chặn virus nCOV-19.

Sử dụng vôi phòng bệnh-2

5 cách trên phối hợp với cách thứ 6 sẽ đem lại nhiều điều bất ngờ cho bạn.

Rèn luyện ý chí

Nghe có vẻ hơi huyền bí hay mê tín, nhưng nó hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học: ý chí của bạn, tinh thần của bạn sẽ quyết định đến kết quả cuối cùng. Hãy dũng cảm như Kim Sí Điểu để chung tay phòng chống dịch bệnh. 

Bên dưới là một đoạn trích trong cuốn sách nổi tiếng của Dịch giả - Nhà khoa học Nguyên Phong “Hành trình về phương Đông". 

Rèn luyện ý chí phòng chống bệnh

Trên đây là những phương pháp dân gian đơn giản, rẻ tiền mà mỗi người đều có thể sử dụng để tăng cường để kháng, phòng tránh khả năng nhiễm bệnh trong tình hình căng thẳng hiện nay.


Cửa hàng chuyên cung cấp vật phẩm phong thuỷ uy tín được các chuyên gia Trung tâm LHDP nghiên cứu và ứng dụng.

Phong thuỷ Lạc Việt

  • SĐT: 097.227.0089
  • Địa chỉ: 57 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
  • Email: phongthuylacviet89@gmail.com

Bài viết khác